Tiền tệ ảo đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Ở Việt Nam có phải ai cũng biết đến những quy định tiền tệ ảo hay không ? Tạp chí khởi nghiệp Việt Nam sẽ giới thiệu tới bạn đọc trong bài viết này.
Tiền tệ ảo hay còn gọi là một loại tiền kỹ thuật số phân cấp. Ngoài ra nó còn được gọi là Bitcoin - có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Tiền tệ ảo
Tiền tệ ảo là loại tiền mã hóa điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có xu hướng thanh toán bằng tiền tệ ảo để giảm thiểu chi phí.
Những quy định về quản lý tiền tệ ảo, tài sản ảo ở Việt Nam
- Tiền tệ ảo hiện đang không được ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận và cho phép sử dụng làm phương tiện thanh toán hợp pháp. Nhưng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tư pháp ban hành quy định về việc quản lý tiền tệ ảo, tài sản ảo, tiền điện tử.
- Việc ban hành các nghị định này nhằm cụ thể hóa các quy định về quản lý tài sản trong Bộ luật Dân sự 2016 trong các lĩnh vực nêu trên.
- Dự kiến, Dự thảo Nghị định về tiền ảo sẽ hoàn tất vào tháng 12-2017, dự thảo Nghị định về tài sản ảo sẽ hoàn tất vào tháng 3-2018.
- Việc sử dụng tiền tệ ảo mang lại nhiều tiện ích như tiết kiệm chi phí, giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khó bị làm giả,… Vì thế, thu hút nhiều người tham gia đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, việc giao dịch bằng tiền ảo có thể làm nảy sinh nhiều loại tội phạm như rửa tiền, trốn thuế, buôn lậu.
Cảnh báo việc sử dụng mua bán tiền tệ ảo ở Việt Nam
- Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, gần đây, một số diễn đàn, website và mạng xã hội phổ biến nhiều thông tin về việc mua bán tiền tệ ảo.
- Các loại tiền này khá đa dạng như: Bitcoin,Swisscoin, Onecoin, Gem coin, IL coin,... kèm theo với nhiều lời chào mời từ các nhà đầu tư tham gia mạng lưới tiền ảo để thu lợi nhuận cao.
Cảnh báo sử dụng mua bán tiền tệ ảo
- Vì thế Cục này khuyến cáo người tiêu dùng và các nhà đầu tư cần thận trọng khi tham gia mua bán tiền tệ ảo hay sử dụng để thanh toán cho các giao dịch thương mại điện tử, tránh các rủi ro bị lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Cơ quan công an trong nước cũng nhận được nhiều đơn trình báo của các nhà đầu tư tố cáo bị đối tác mua bán trên mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau khi chuyển tiền mặt vào tài khoản của đối tượng nhưng không nhận được tiền điện tử quy đổi.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có thông báo khẳng định tiển ảo Bitcoin và các loại tiền tệ ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
- Việc sở hữu, mua bán, sử dụng tiền tệ ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.